• Date
  • Posted by
    hiqvinaadmin
  • Comments
    0
  • Category
    News
TP.HCM không những phát triển giao thông đường bộ mà cả đường sông, đường sắt trong kết nối liên vùng.

 

Ngày 18/3, tại Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ tại Bình Phước. Các địa phương kiến nghị tiếp tục đẩy mạnh kết nối giao thông vùng.

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá kết nối hạ tầng giao thông, công nghiệp, dịch vụ là vấn đề quan trọng.

Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, TP.HCM không những phát triển giao thông đường bộ mà cần quy hoạch phát triển đường sông, đường sắt trong kết nối vùng.

Phát triển giao thông liên vùng Đông Nam Bộ cần cả đường bộ, sông, sắt 1

Cao tốc Bến Lức – Long Thành (đường vành đai 3) được xây dựng kết nối vùng giúp các tỉnh phát triển

Trong khi đó, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương này cũng đang trong tình trạng quá tải hạ tầng giao thông, do phát triển nhanh về công nghiệp. Hàng chục khu công nghiệp với hàng trăm nhà máy được xây dựng những năm gần đây đã làm gia tăng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa.

Lưu lượng các trục đường bộ huyết mạch ngày càng lớn, trong khi tính kết nối, đồng bộ với loại hình giao thông đường sắt, đường thủy nội địa còn thiếu và yếu đã làm tăng thời gian đi lại từ Bình Dương tới các cảng biển và sân bay quốc tế. Từ đó, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm lợi thế cạnh tranh.

Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, đặc trưng của Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM có tỉ lệ người nhập cư cao nhất cả nước, việc này góp phần phát triển kinh tế nhưng cũng đưa đến những khó khăn.

Dù các địa phương rất quan tâm giải quyết để đầu tư giao thông, song hầu như các cửa ngõ kết nối giao thông đều kẹt cứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ.

Cũng theo bà Hoàng, giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP vùng đạt 6,72%, trong khi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đạt 9,08%. Dù vị thế của Đông Nam Bộ trong nền kinh tế vẫn đứng đầu nhưng bị sụt giảm, vai trò động lực và dẫn dắt suy yếu, một phần nguyên nhân do sự yếu kém về hạ tầng giao thông kết nối.

Theo bà Hoàng, để chia sẻ lưu lượng cho hệ thống đường bộ, TP.HCM và Đồng Nai cần sớm làm việc với Trung ương để triển khai tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam đoạn Sài Gòn – Nha Trang, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành, đường sắt đô thị Biên Hoà – Vũng Tàu…

Bên cạnh đó, TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương có lợi thế lớn về giao thông thủy, hàng hải rất lớn với hàng loạt luồng tuyến quan trọng. Thế nhưng khai khác còn hạn chế, chưa hết tiềm năng, chưa chia sẻ được áp lực cho giao thông đường bộ đang quá tải.

“Cần khai thác nhiều hơn lợi thế hệ thống giao thông đường thủy, đặc biệt vận chuyển hành khách và kết nối tour du lịch giữa TP Biên Hòa, TP.HCM, Bình Dương theo hình thức kết hợp giữa buýt bộ và buýt sông”, bà Hoàng đề xuất.

Chia sẻ:
02042484499